Cung cấp thiết bị đo bức xạ nhiệt_độ_tấm_pin_RT1_KCN_Phú_Bài được thực hiện bởi Công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam.
Tận dụng mái nhà sẵn có, doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có điều kiện rất thuận lợi để đầu tư điện mặt trời áp mái. Đặc biệt, với chính sách khuyến khích của Nhà nước và hình thức hợp tác linh hoạt của các công ty điện mặt trời, có thể nói đây chính là cơ hội “vàng” để các doanh nghiệp đầu tư mô hình này.
Điện mặt trời áp mái thường được biết đến nhờ giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện và tạo thu nhập thụ động nhờ bán điện dư. Với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, lợi ích từ mô hình điện mặt trời áp mái càng được thể hiện rõ:
Cung cấp thiết bị quan trắc điện mặt_trời_Ninh_Thuận được thực hiện bởi công ty cổ phần thiết bị quan trắc Địa kỹ thuật và Môi trường Việt Nam.
Với tiềm năng về nắng – gió, Ninh Thuận đã và đang thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đầu tư xây dựng nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời. Ninh Thuận là địa phương khô hạn, nắng nóng gay gắt nhất Việt Nam. Theo bản đồ bức xạ mặt trời của Meteonorm, nguồn bức xạ của tỉnh này vào khoảng 1.800 KWh/m2/năm. Mặt khác, sự chênh lệch về bức xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao, là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời. Tổng số giờ nắng trung bình ở Ninh Thuận là 2.837,8 giờ/năm, cao nhất trong cả nước (so với Cam Ranh 2.663,6 giờ/năm; Phan Thiết 2.782,8 giờ/năm). Số ngày nắng trong năm khoảng 200 ngày; tổng lượng bức xạ đạt khoảng 238 Kcal/cm2. Vì vậy, Ninh Thuận được đánh giá là tỉnh có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn so với cả nước.
Ninh Thuận được Chính phủ và Bộ Công thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất khoảng 2.400 MW điện mặt trời. Trên cơ sở của quy hoạch, UBND tỉnh đã cấp quyết định đầu tư cho 34 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 2.343 MW, tổng vốn đầu tư hơn 62.000 tỉ đồng.